NHA KHOA
KIM OANH
0903 401 489
Cơ sở 1: 283 - Đội Cấn - Ba Đình – HN 
Cơ sở 2: 25a, ngõ 42, phố trần bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Đặt lịch khám

  DỊCH VỤ CHÍNH
Lam rang gia tai ha noi | Chua rang tai ha noi | Nha khoa uy tin tai ha noi
Lam rang gia tai ha noi | Chua rang tai ha noi | Nha khoa uy tin tai ha noi
Lam rang gia tai ha noi | Chua rang tai ha noi | Nha khoa uy tin tai ha noiLam rang gia tai ha noi | Chua rang tai ha noi | Nha khoa uy tin tai ha noi
Lam rang gia tai ha noi | Chua rang tai ha noi | Nha khoa uy tin tai ha noiLam rang gia tai ha noi | Chua rang tai ha noi | Nha khoa uy tin tai ha noi
Lam rang gia tai ha noi | Chua rang tai ha noi | Nha khoa uy tin tai ha noi
Lam rang gia tai ha noi | Chua rang tai ha noi | Nha khoa uy tin tai ha noi

Tin tức

Trẻ mọc răng sữa
16 Tháng Hai 2014 :: 7:52 CH :: 4955 Views :: Làm răng giả

Em bé 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Thời kỳ mọc răng của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 đến 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào cho việc thời gian mọc răng của các bé, một số bé mọc sớm lúc 3-4 tháng, có bé mọc răng lúc 6 tháng, có bé 7 tháng và cũng có thể muộn hơn.
Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 chiếc răng rồi gọi là răng sơ sinh. Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6-8 tháng tuổi.

Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc.

Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Răng thường mọc theo từng cặp. Ví dụ: răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc.

Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.

Bộ răng sữa gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.

Chậm mọc răng không phải là một dấu hiệu bệnh lý, đó chỉ là một số trường hợp cá biệt. Nguyên nhân chậm mọc răng có thể do trẻ sinh non, thể trạng yếu, do chế độ ăn của bé chưa hợp lý. Nếu chậm mọc răng mà bé vẫn phát triển tốt về thể lực, lên cân đều, bò, ngồi, đứng đúng giai đoạn thì coi như bình thường. Nếu trẻ được 1 tuổi mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ
Vi khuẩn gây bệnh răng miệng lây từ răng này qua răng khác và từ miệng người này qua miệng người khác. Chúng không có trong miệng trẻ sơ sinh. Khi răng bắt đầu mọc, vi khuẩn này được truyền từ mẹ qua việc hôn hít, nếm thức ăn hay mút vú giả trước khi cho trẻ bú.

Việc bà mẹ chải răng thật kỹ, chế độ ăn có lượng đường thấp sẽ làm giảm lượng vi khuẩn sâu răng trong miệng, từ đó làm giảm hay chậm khả năng truyền vi khuẩn sang cho trẻ. Để loại trừ sự lây nhiễm, không nên nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho trẻ, không cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với người bị sâu răng và tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng.

Trước khi trẻ có răng (6 tháng tuổi), nên cho trẻ uống vài muỗng nước ngay sau khi bú (và ợ). Dùng gạc hay vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch và xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ sau khi cho trẻ bú hay ăn.
Sau khi trẻ có răng, nên cho uống vài muỗng nước ngay sau khi bú hay ăn rồi dùng gạc hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng (đừng quên lau mặt trong của răng) và xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ.

 Trẻ 1 tuổi (có 8 răng cửa), cho dùng bàn chải đánh răng có lông mềm với kích thước nhỏ. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa fluor. Trẻ hơn 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa fluor, với lượng kem phết lên bàn chải độ bằng hạt đậu. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mặt bên trong.

Cách chải răng: Đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so với răng, lắc nhẹ bàn chải. Chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2-3 cái, chải ba mặt răng: mặt ngoài ( nhìn thấy khi há miệng), mặt trong (phía dưới) và mặt nhai. Cha mẹ cần tiếp tục chải răng cho trẻ đến 9-10 tuổi, vì trẻ không có kỹ năng tự chải răng một cách hiệu quả trước độ tuổi này.

Thường trẻ không thích kem đánh răng. Nhưng bạn đừng lo lắng, vì chính bàn chải (chứ không phải kem) mới làm sạch được các mảng bám trên răng. Nếu trẻ có thể sử dụng kem đánh răng, cha mẹ phải cẩn thận không cho trẻ nuốt kem. Nên sử dụng một lượng rất ít kem đánh răng (chỉ bằng hạt đậu nhỏ, hay phết một lớp thật mỏng trên bàn chải dành cho trẻ em). Kem đánh răng chứa fluor sẽ làm răng thêm rắn chắc.

Nên cho trẻ đến bác sĩ răng hàm mặt lần đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi để phát hiện các vấn đề sức khỏe toàn thân có liên quan đến răng miệng; phát hiện các dạng sâu răng đặc biệt do cách cho trẻ ăn (sâu răng do bú bình) và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng ngừa sâu răng. Không nên chờ đến khi trẻ có răng sâu hay đau răng mới đến bác sĩ răng hàm mặt.
 

 

Tin khác
Tìm hiểu chung về Implant
Hàn răng sâu và những điều bạn cần biết
Thời điểm thích hợp để nhổ răng khôn là khi nào?
Tẩy trắng răng là gì?
Implant và đôi điều cần biết
NHA KHOA KIM OANH
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT
Hotline: 0903 401 489 - 0969 317 489
Cơ sở 1: 283 -  phố Đội Cấn P. Liễu Giai- Ba Đình – Hà Nội - Tel: 0968 947 658
Cơ sở 2: 25a, ngõ 42, phố trần bình, mai dịch, cầu giấy, hà nội - Tel: 0969 317 489
Email:  nhakhoaleoanh@yahoo.com.vn - leoanhbs@gmail.com
THÔNG TIN CẦN BIẾT

NHA KHOA KIM OANH
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT
Cơ sở 1: 283 - Đội Cấn - Ba Đình – HN
ĐT: 0968 947 658
Cơ sở 2: 25a, ngõ 42, phố trần bình, mai dịch, cầu giấy, hà nội
ĐT: 0969 317 489

25 Tháng Tư 2024       Đăng Nhập 
Copyright by www.nhakhoakimoanh.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn